Về lịch sử địa danh Buôn Ma Thuột:
Buôn Ma Thuột vốn có bề dày lịch sử từ lâu đời, nhiều tư liệu từ trước đến nay đã cho thấy vùng đất này tồn tại từ rất sớm. Dưới góc độ nghiên cứu về khảo cổ học Buôn Ma Thuột ít ra đã có 4.000 năm tuổi, điều này được tư liệu khảo cổ học khẳng định qua những dấu tích cư trú, làm nông của cư dân thời tiền sử. Qua tư liệu văn hóa tộc người đã có một Buôn Ma Thuột vài trăm năm tuổi và qua tư liệu sử học, đến nay Buôn Ma Thuột vừa tròn 105 năm hình thành và phát triển.
Buôn Ma Thuột dưới thời Pháp thuộc là Trung tâm của tỉnh Dak Lak, cũng là trung tâm của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, đầu mối của nhiều đường giao thông.
Sau khi tiến hành xâm lược và bình định được vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy thống trị. Sau khi ký thành lập tỉnh Dak Lak (22-11-1904), đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột. Lúc mới thành lập, chỉ có cấp tỉnh, còn ở cấp dưới vẫn là các buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Êđê Kpă, vùng đất này vào cuối thế kỷ XIX chỉ có một buôn với khoảng năm chục nhà dài, mỗi nhà có từ 30 đến 40 người do người Tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên dòng suối Ea Tam. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn khác. Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là một buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ và do Tù trưởng Ama Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản. Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột – làng của cha Y Thuột (tiếng Êđê: Ama có nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột – Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).
Sau gần một năm trở thành tỉnh lỵ của Dak Lak, Buôn Ma Thuột đã có nhiều thay đổi và được thể hiện trên tấm bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905. Trong nội thị đã có tòa công sứ, văn phòng làm việc, trại lính, nhà tù, bệnh xá, trường học…
Từ thời Sabachiê làm công sứ tỉnh Dak Lak (1923), thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để phục vụ cho chính sách thống trị lâu dài của chúng ở vùng đất này. Với những thay đổi to lớn nên ngày 5-6-1930, Khâm sứ Trung kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Trưởng làng do công sứ phê duyệt và được hưởng phụ cấp.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Dak Lak và có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Ngày 21-1-1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số 08-CP thành lập thành phố Buôn Ma Thuột, đây là một dấu ấn quan trọng về sự trưởng thành và phát triển của Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Dak Lak nói chung. Từ một đô thị loại IV năm 1975, Buôn Ma Thuột đã phát triển thành đô thị loại III năm 1995, được công nhận đô thị loại II năm 2005. Đầu năm 2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Dak Lak. Đó là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và dân thành phố Buôn Ma Thuột trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời sự ghi nhận, phần thưởng xứng đáng của Đảng, Nhà nước về những đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc Buôn Ma Thuột nói riêng, Dak Lak nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau khi tiến hành xâm lược và bình định được vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy thống trị. Sau khi ký thành lập tỉnh Dak Lak (22-11-1904), đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột. Lúc mới thành lập, chỉ có cấp tỉnh, còn ở cấp dưới vẫn là các buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Êđê Kpă, vùng đất này vào cuối thế kỷ XIX chỉ có một buôn với khoảng năm chục nhà dài, mỗi nhà có từ 30 đến 40 người do người Tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên dòng suối Ea Tam. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn khác. Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là một buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ và do Tù trưởng Ama Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản. Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột – làng của cha Y Thuột (tiếng Êđê: Ama có nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột – Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).
Sau gần một năm trở thành tỉnh lỵ của Dak Lak, Buôn Ma Thuột đã có nhiều thay đổi và được thể hiện trên tấm bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905. Trong nội thị đã có tòa công sứ, văn phòng làm việc, trại lính, nhà tù, bệnh xá, trường học…
Từ thời Sabachiê làm công sứ tỉnh Dak Lak (1923), thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để phục vụ cho chính sách thống trị lâu dài của chúng ở vùng đất này. Với những thay đổi to lớn nên ngày 5-6-1930, Khâm sứ Trung kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Trưởng làng do công sứ phê duyệt và được hưởng phụ cấp.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Dak Lak và có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Ngày 21-1-1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số 08-CP thành lập thành phố Buôn Ma Thuột, đây là một dấu ấn quan trọng về sự trưởng thành và phát triển của Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Dak Lak nói chung. Từ một đô thị loại IV năm 1975, Buôn Ma Thuột đã phát triển thành đô thị loại III năm 1995, được công nhận đô thị loại II năm 2005. Đầu năm 2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Dak Lak. Đó là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và dân thành phố Buôn Ma Thuột trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời sự ghi nhận, phần thưởng xứng đáng của Đảng, Nhà nước về những đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc Buôn Ma Thuột nói riêng, Dak Lak nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Giới thiệu về Thành phố Buôn Ma Thuột.
Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao trung bình 500 m, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 647 km, có vị trí địa lý:
Phía đông tiếp giáp với huyện Krông Pắc
Phía đông nam tiếp với giáp huyện Cư Kuin
Phía tây tiếp giáp với huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
Phía nam tiếp giáp với huyện Krông Ana
Phía bắc tiếp giáp với các huyện Cư M’gar và Buôn Đôn.
Diện tích, dân số
Thành phố Buôn Ma Thuột có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 377,18 km² và dân số khoảng 375.590 người (2021), trong đó thành thị có 245.951 người (65%), nông thôn có 129.639 người (35%). Mật độ dân số đạt khoảng 996 người/km².
Địa hình
Nằm ở độ cao khoảng 536 mét trên mực nước biển, thành phố nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, có địa hình đa dạng với những ngọn đồi, đồi núi và thung lũng.
Phía Đông của thành phố là dãy núi Trường Sơn, còn phía Tây là dãy núi Kon Tum. Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở đầu nguồn của sông Serepôk với nhiều con suối chảy qua.
Ngoài ra, thành phố còn có nhiều hồ nước như hồ Ea Kao, hồ Lak, hồ T’Nưng và hồ Ea Sup. Tất cả tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cho thành phố.
Du Lịch
Với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên đa dạng, Buôn Ma Thuột là một điểm đến hấp dẫn cho du khách.
Du lịch Buôn Ma Thuột, bạn có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bia Lạc Giao, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk.
Ngoài ra, Buôn Ma Thuột còn nổi tiếng với các địa danh thiên nhiên đẹp như Hồ Ea Kao, hồ Lak, thác Dray Nur và Dray Sap, vườn quốc gia Yok Đôn, đồi chè và rừng nguyên sinh.
Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động trải nghiệm địa phương như uống cà phê Buôn Ma Thuột, tham quan trang trại cà phê hay đi thăm làng văn hóa dân tộc Ê Đê để tìm hiểu về văn hóa, tập quán, truyền thống của người dân địa phương.
Điểm đến du lịch Buôn Ma Thuột mang lại cho du khách những trải nghiệm đầy đủ màu sắc của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đa dạng của vùng núi Tây Nguyên.
Kinh tế
Nền kinh tế của thành phố chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cà phê. Buôn Ma Thuột được biết đến như là trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất của Việt Nam, với diện tích trồng cà phê lớn và sản lượng cà phê đạt mức cao nhất trong cả nước. Ngoài ra, Buôn Ma Thuột cũng có các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, may mặc, thực phẩm và các ngành công nghiệp dịch vụ.
Thành phố Buôn Ma Thuột cũng là một trung tâm thương mại và kinh tế quan trọng của vùng Tây Nguyên, với các hoạt động buôn bán và giao thương phát triển. Ngoài ra, thành phố cũng có một số điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Ea Kao, suối Dray Nur, suối Dray Sap.
Về giao thông, Buôn Ma Thuột là một trung tâm giao thông quan trọng của Tây Nguyên, có nhiều tuyến đường quan trọng kết nối với các tỉnh và thành phố khác. Ngoài ra, thành phố cũng có một sân bay quốc tế, sân bay Buôn Ma Thuột, để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, như nhiều thành phố khác ở Việt Nam, Buôn Ma Thuột cũng đang gặp phải một số thách thức kinh tế như tăng trưởng kinh tế chậm, đô thị hóa và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thành phố đang có nhiều chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế để giải quyết những thách thức này và đưa thành phố phát triển bền vững hơn trong tương lai.
2. Bản đồ hành chính Thành phố Buôn Ma Thuột
Thành phố Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 13 phường, 8 xã.
Phường Ea Tam, Phường Khánh Xuân, Phường Tân An, Phường Tân Hòa, Phường Tân Lập, Phường Tân Lợi, Phường Tân Thành, Phường Tân Tiến, Phường Thắng Lợi, Phường Thành Công, Phường Thành Nhất, Phường Thống Nhất, Phường Tự An, Xã Cư Êbur, Xã Ea Kao, Xã Ea Tu, Xã Hòa Khánh, Xã Hòa Phú, Xã Hòa Thắng, Xã Hòa Thuận, Xã Hòa Xuân.
Bản đồ hành chính Thành phố Buôn Ma Thuột
3. Bản đồ giao thông Thành phố Buôn Ma Thuột
Bản đồ giao thông Thành phố Buôn Ma Thuột
Quy hoạch giao thông Thành phố Buôn Ma Thuột
Về giao thông đường bộ:
Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đường quốc lộ, trong đó:
Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).Hiện tại quốc lộ nhỏ và xuống cấp, tình trạng tai nạn giao thông nhiều và đều.
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).Hiện tại quốc lộ nhỏ và xuống cấp, tình trạng tai nạn giao thông nhiều và đều.
Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
Quốc lộ 29: Bộ GT-VT đã có Quyết định chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). QL 29 là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280 km)
Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách.
Cuối năm 2019, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã đưa ra chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hoà nhằm giảm thời gian di chuyển giữa hai tỉnh, đồng thời giúp phát triển kinh tế-xã hội cho toàn tỉnh.
Về giao thông hàng không:
Sân bay Buôn Ma Thuột (mã sân bay IATA: BMV, mã sân bay ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp dân sự và quân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Trước năm 1975, sân bay này vốn là sân bay quân sự Hòa Bình hay còn gọi là Phi trường Phụng Dực do VNAF quản lý. Sân bay có đường băng dài 3.000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất thiết kế nhà ga 1.900.000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2030 phục vụ 3.000.000 hành khách/năm.
Với tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng, nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột chính thức được khánh thành 24/12/2012. Theo như Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk – tầm nhìn đến năm 2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp lên Cảng Hàng không quốc tế, đẩy mạnh phát triển tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Về giao thông đường sắt:
Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160 km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột. Nhưng đối với nền khoa học và kinh tế, cùng quản lý nước nhà thì đây chỉ là viễn cảnh định hướng đề ra không biết khi nào mới thành hiện thực.
Theo quy hoạch, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.
4. Bản đồ vệ tinh Thành phố Buôn Ma Thuột
Bản đồ vệ tinh Thành phố Buôn Ma Thuột
5. Bản đồ quy hoạch Thành phố Buôn Ma Thuột
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm của thành phố như Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành đến 2030.
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Buôn Ma Thuột.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Kiểm tra bản đồ quy hoạch Thành phố Buôn Ma Thuột
Bản đồ quy hoạch Thành phố Buôn Ma Thuột
Mới đây, UBND TP Buôn Ma Thuột vừa trình UBND tỉnh Đắk Lắk xin ý kiến về việc bổ sung 12 dự án thiết yếu, cấp bách vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược cả về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng Tây Nguyên.
Theo đó, các dự án thiết yếu, cấp bách được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất gồm:
Dự án Thành phố giáo dục quốc tế (thuộc phường Tân Hòa, 88 ha)
Bệnh viện Trung ương vùng Tây Nguyên (16,65 ha)
Phần mở rộng Trung tâm logistics, công nghệ cao (159 ha)
Đường nối từ đường Đam San với đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (15,59 ha)
Đường Hồ Chí Minh (đoạn tránh Đông thành phố (67 ha)
Khu Tái định cư dọc đường Y Jỗn (31 ha)
Khu dân cư Tổ dân phố 8, phường Tân An (13,36 ha)
Khu đô thị hồ Thủy lợi Ea Tam (20 ha)
Nghĩa trang phía Nam thành phố (31 ha)
Đài hỏa táng (quy mô 3,5 ha)
Khu giết mổ gia súc, gia cầm (35 ha)
Khu dân cư phía Nam Hòa Thắng (62,35 ha).